Các vòng hợp âm thường gặp trong đệm hát
Để có tai nghe âm nhạc thì ngoài năng khiếu còn cần được luyện tập , và được trang bị một vốn lý thuyết âm nhạc cơ bản để có thể tự lý giải câu hỏi : " tại sao lại thế " .
Tai nghe âm nhạc có thể được hiểu là trở thành một phản xạ , với hình dung bằng hiệu quả âm thanh vang lên trong đầu .
Trước tiên là bạn cần để ý những " vòng " hợp âm cơ bản , với C , Am thì các hợp âm có thể đi theo " vòng " như thế này :
Vòng C : C - Am - Dm - G - C
C - F - Dm - G - Em - Am - F - G - C
Vòng Am : Am - Dm - F - G - Am
Am - F - Dm - G - Em - F - G - E7 - Am
Hợp âm vòng cơ bản cho giọng trưởng :
- Đô trưởng : C—Em—Am—Dm—F—G7—C
- Mi trưởng : E—G#m—C#m—F#m—A—B7—E
- Fa trưởng : F—Am—Dm—Gm—Bb—C7—F
- Fa trưởng : F—Am—Dm—Gm—Bb—C7—F
Hợp âm vòng cơ bản cho giọng thứ :
- La thứ : Am—Dm—G—C—F—E7—Am
- Rê thứ : Dm—Gm—C—F—Bb—A7—Dm
- Đô thứ : Cm—Fm—Bb—Eb—Ab—G7—Cm
- Si thứ : Bm—Em—A—D—G—F#7—Bm
- Fa# thứ: F#m—Bm—E—A—D—C#7—F#m
Bảng tóm tắt những HỢP ÂM Căn Bản trên đàn GUITAR của 1 Tông (Tone):
Mục đích chính của bảng Key Chord Chart là để các chuyển đổi tông .
Cột màu Vàng bên trái đầu tiên chỉ định tông chính của bài nhạc . Những cột tiếp theo từ trái sang phải là những hợp âm có trong tông đó .
Từ đây, khi đệm cho 1 tông nào đó . Ta có thể dùng những Hợp Âm căn bản có trong tông đó .
Ví dụ : Để đệm cho 1 bài nhạc ở tông C thì những hợp âm căn bản mà ta có thể dùng là : C , Dm , Em , F , G , Am và Bdim .
Học đệm hát hiệu quả với vòng tròn bậc 5
Khi học đệm hát , vòng tròn bậc 5 – “ Circle of Fifths ” được xem như là một công cụ hữu dụng trong việc xác định giọng trưởng , thứ đối với người mới bắt đầu học nhạc .
Vòng tròn bậc 5
Thường thì một bản nhạc sẽ có một hợp âm chủ ( trưởng hoặc thứ ), tùy vào hợp âm chủ , ta sẽ có những hợp âm phụ khác nhau .
Hợp âm chủ là gì thì phụ thuộc vào dấu hóa của bản nhạc . Trong bài “ cách xác định giọng của một bản nhạc ” tôi đã hướng dẫn cho các bạn nắm được phương pháp xác định giọng ( hợp âm chủ của một bản nhạc ) nên trong bài viết này chỉ xin được hướng dẫn các bạn cách sử dụng vòng tròn bậc 5 này .
Tại sao gọi là “ vòng tròn bậc 5 ” ( Circle of Fifths ) ?
Mỗi gam trưởng trong vòng tròn sẽ cách nhau một quãng 5 đúng nếu nhìn theo hướng cùng chiều kim đồng hồ .
Quãng 5 đúng là quãng có khoảng cách từ âm gốc đến âm ngọn bằng ba cung rưỡi theo công thức :
1 – 1 – ½ – 1
Ví dụ : ta có gam Đô trưởng ( C ) , vậy thì quãng 5 đúng của C theo công thức sẽ là G .
Đô – Rê = 1 cung
Rê – Mi = 1 cung
Mi – Fa = ½ cung
Fa – Sol = 1 cung
Tại sao lại có 2 vòng tròn lớn nhỏ ?
2 vòng tròn lớn nhỏ cho ta 2 giọng trưởng và giọng thứ khác nhau .
Bắt đầu từ hướng cùng chiều kim đồng hồ, ta có :
Vòng bên ngoài là cho giọng trưởng , mỗi giọng cách nhau quãng 5 đúng : C-G-D-A-E ...
Vòng bên trong cho ta giọng thứ , mỗi giọng cách nhau quãng 5 đúng : Am-Em-Bm-F#m ...
Có mối quan hệ nào giữa 2 vòng tròn không ?
2 vòng tròn có sự tương quan song song với nhau theo quy luật quãng 3 thứ ( 1,5 cung ). Nếu cùng một bộ dấu hóa , ta biết giọng trưởng thì có thể suy ra giọng thứ còn lại hoặc ngược lại .
Ví dụ : Bản nhạc có 1 dấu thăng : ta nhìn vào vòng tròn bậc 5 thì có thể thấy giọng trưởng của bản nhạc này là Sol trưởng G và giọng thứ là Mi thứ Em .
Còn điều gì hay ở vòng tròn bậc 5 khi học đệm hát không ?
Khi học đệm hát , vòng tròn bậc 5 vô cùng hữu dụng trong việc giúp ta ghi nhớ trình tự dấu thăng , giáng sẽ bao gồm những nốt nhạc nào sẽ được nâng cung lên hoặc giảm cung xuống .
Trình tự dấu thăng và dấu giáng trong âm nhạc .
Giả sử bạn không chắc về cách xây dựng scale . Mà chỉ nhớ là Đô trưởng không có nốt thăng nào, hoặc Sol trưởng có F#. Nhìn vào circle of fifths bạn có thể nhận ra ngay tất cả các nốt thăng của các giọng khác .
C 0#
G 1# F#
D 2# F# C#
A 3# F# C# G#
E 4# F# C# G# D#
B 5# F# C# G# D# A#
F# 6# F# C# G# D# A# E#
C# 7# F# C# G# D# A# E# B#
Áp dụng vòng tròn bậc 5 vào học đệm hát thế nào ?
Sử dụng quy luật 1-4-5 để áp dụng trong đệm hát. Ta lấy hợp âm chủ làm gốc đếm là bậc 1, rồi từ đó lấy hợp âm bậc 4 và bậc 5 để xây dựng .
Lưu ý : Hợp âm bậc 4 và bậc 5 cùng loại với hợp âm chủ ( Ví dụ hợp âm chủ là trưởng thì hợp âm bậc 4 và 5 cũng đều là trưởng và ngược lại ) .
Ví dụ : ta có hợp âm chủ là C, thì tương ứng ta có hợp âm bậc 4 của C là F .
Sau khi đã xác định được hợp âm chủ , nhìn vào vòng tròn bậc 5 ta sẽ có được các hợp âm phụ .
Hình ảnh hướng dẫn sử dụng vòng tròn bậc 5 trong học đệm hát .
Ví dụ : Khi mình chọn bài hát ở tone C (Tone Trưởng ) , nó sẽ hiện ra chùm hợp âm đi cùng trong bài hát mà tone C là chủ âm đó là : C , F , G , Am , Dm , Em . Ta chỉ việc áp dụng các hợp âm này vào bản nhạc sao cho phù hợp, nghe không bị phô là được .
|